Những điều cha mẹ cần lưu ý khi cho con dùng điện thoại, máy tính bảng, laptop

Sử dùng điện thoại, máy tính bảng, laptop góp phần không nhỏ đến việc tạo dựng nhân cách và hành vi của trẻ trong tương lai. Chính vì vậy, cha mẹ cần lưu ý khi cho con sử dụng các thiết bị điện tử trên. Hãy cùng tham khảo ?

1Không cho con sử dụng thiết bị di động quá sớm

Theo thông tin từ hiệp hội Nhi Khoa Hoa Kỳ (đăng trên Trang chuyên sức khỏe - VTV), trẻ dưới 2 tuổi không nên thường xuyên tiếp xúc với tivi hoặc các thiết bị màn hình. Trẻ em ở độ tuổi này đang khó có thể theo dõi và hiểu được các chi tiết xuất hiện trên các thiết bị này.

Bên cạnh đó, trang tin này cũng đề cập tới dữ liệu cho thấy các chương trình tivi thường không mang lại lợi ích, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ dưới 2 tuổi.

Không cho con sử dụng thiết bị di động quá sớm

2Chú ý thời gian dùng thiết bị của trẻ

Theo trang Sức khỏe đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế), với trẻ có độ tuổi từ 2 trở lên, thời gian thích hợp để xem tivi và các thiết bị điện tử khác là từ 1 - 2 tiếng mỗi ngày (có thể chia nhỏ thành 15 phút/lần). Một số chương trình chất lượng mang lại lợi ích về mặt giáo dục cho trẻ trên 2 tuổi.

Trẻ em xem các chương trình này được cải thiện các kỹ năng xã hội, kỹ năng ngôn ngữ và thậm chí là các kỹ năng giao tiếp để sẵn sàng cho việc đến trường.

Chú ý thời gian dùng thiết bị của trẻ

3Lưu tâm đến khoảng cách từ mắt trẻ đến thiết bị

Trước những hình ảnh, âm thanh hấp dẫn của các bộ phim hoạt hình, các chương trình dành cho thiếu nhi, trẻ em sẽ bị cuốn hút và ngồi gần máy tính bảng, laptop trong lúc xem mà không hay.

Khoảng cách quá gần có thể sẽ gây tình trạng mỏi mắt, hoa mắt vì mắt điều tiết nhiều. Theo các chuyên gia, khoảng cách tốt nhất từ mắt đến màn hình điện thoại là từ 41 - 46cm.

Khoảng cách từ màn hình đến mắt trẻ phải phù hợp

4Không nên có quan điểm quá cực đoan trong việc cho con dùng điện thoại

Nhiều bậc phụ huynh có thái độ cực đoan, la mắng khi trẻ dùng điện thoại và các thiết bị màn hình, điều này cũng không hề tốt. Trẻ em luôn mong muốn cha mẹ đối với chúng nhẹ nhàng.

Trong trường hợp trẻ có sở thích sử dụng các thiết bị này nhiều, bạn nên nói chuyện với giáo viên của trẻ để hiểu thêm về tình hình và tìm ra cách giải quyết đúng đắn.

Không nên có quan điểm quá cực đoan trong việc cho con dùng điện thoại

5Cùng con thảo luận về các quy tắc khi sử dụng

Hãy để con chủ động trong nhận thức về vấn đề này bằng cách cùng con thảo luận về các quy tắc khi sử dụng các thiết bị điện tử này càng sớm càng tốt.

Hãy hỏi con bạn có nhận thức như thế nào về tầm ảnh hưởng mà điện thoại, laptop tác động lên cuộc sống và học tập của bé, và tự hỏi chính bạn về thái độ của bản thân đối với việc này nhé! Như vậy, bạn có thể dễ dàng hiểu con và có cách xử lý phù hợp nhất.

Cùng con thảo luận về các quy tắc khi sử dụng

6Quan tâm đến con nhiều hơn

Hãy quan tâm đến con cái nhiều hơn trong lúc chúng dùng điện thoại, máy tính bảng, laptop, bao gồm dành thời gian, quan sát thái độ của trẻ và nội dung trẻ coi. Đừng quá tập trung vào công việc, hãy để cho bé biết là bạn cũng quan tâm rất nhiều đến bé để bé có ý thức sử dụng tốt hơn nhé!

Bên cạnh đó, bạn có thể cùng con tham gia các hoạt động không dùng tới các thiết bị điện tử như vẽ tranh, tập đàn,... để giúp bé phát triển toàn diện.

Quan tâm đến con nhiều hơn

7Cha mẹ nên làm gương cho con

Thay vì "cắm mặt" vào chiếc điện thoại hay giao tiếp với con qua tin nhắn, các bậc phụ huynh hãy làm gương cho con bằng cách hạn chế việc sử dụng các thiết bị này trước mặt con và giao tiếp với con theo những cách khác.

Việc này không những hạn chế việc bé quá "dính" lấy các thiết bị vô tri mà còn bồi dưỡng tình cảm giữa bố mẹ và bé, giúp bé cảm thấy mình được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn.

Cha mẹ nên làm gương cho con

 


Thủ Thuật Hay

470 Blog posts

Comments