Thế nào là tổ chức hôn lễ lành mạnh

Điều đầu tiên, ta hiểu thế nào là một lễ cưới vui vẻ- tiết kiệm? Một lễ cưới vui vẻ và tiết kiệm là một lễ cưới phải phù hợp với thu nhập, mức sống của nhân dân. Đó là một lễ cưới đảm bảo được đúng tính

 Việc đầu tiên quan trọng nhất của một đám cưới là tính pháp lý, bắt buộc không thể thiếu là đăng kí kết hôn. Chỉ cần hoàn thành thủ tục này là đôi nam nữ trở thành vợ chồng một cách hợp lệ, hợp pháp, bắt đầu một cuộc sống chung mà không cần phải tiến hành thêm một nghi thức thủ tục nào khác( nếu muốn). Mỗi đám cưới được thực hiện phải giữ được tính truyền thống của mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán ở nơi tổ chức, để có thể tổ chức một đám cưới phù hợp.

Để giải quyết những thực trạng trong việc tổ chức lễ cưới ở nước ta hiện nay, chúng ta cần phân tích rõ đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tổ chức lễ cưới một cách lãng phí xa hoa như vậy? Từ đó mới có thể đưa ra cách giải quyết tốt nhất.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của nhân dân về việc tổ chức lễ cưới có nhiều sai lầm. Để tháo gỡ những sai lầm này, chúng ta cần phải tuyên truyền cho người dân nhận thức được sự lãng phí không cần thiết trong việc tổ chức lễ cưới. Nhà nước cần phải xây dựng một quy chế về việc tổ chức lễ cưới, trước hết là đối với cán bộ nhà nước. Đã đến lúc phải xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh trong việc theo các thủ tục nghi lễ đơn giản, trang trọng, tiết kiệm, và chấm dứt việc tổ chức lễ cưới một cách linh đình, phô trương, xa hoa lẵng phí, đặc biệt là lợi dụng chức quyền tổ chức đám cưới để đem lại lợi ích cho bản thân. Bởi vậy, dư luận đã rất hoan nghênh, đồng tình về việc chính phủ có công văn số 1546/CP-VX ngày 30-11-2002 về việc cưới xin trong cán bộ, công chức. Tại văn bản này chính phủ yêu cầu: Cán bộ công chức, nhất là các thủ trưởng các cơ quan, đơn vị khi tổ chức cưới xin cho các con, em phải thực hiện đúng Luật hôn nhân gia đình, gương mẫu thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính Trị và Thủ Tướng Chính Phủ, tổ chức lễ cưới văn minh, tiết kiệm trong gia đình, họ hàng và những người thân; không tổ chức đám cưới sa hoa lãng phí; không để việc tổ chức lễ cưới ảnh hưởng tới chế độ làm việc của cơ quan; chống vụ lợi; cấm dùng công quỹ làm “quà cưới”. Tuy nhiên để các chỉ thị trên thực hiện một cách triệt để, trở thành hiện thực và đi vào cuộc sống, tạo nên thói quen mới trong nhân dân là cả một quá trình xây dựng tích cực, kiên trì và cần phải có những biện pháp kiên quyết, cụ thể là:

– Tất cả các thành viên của các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến phương phải nghêm túc thực hiện yêu cầu trên của chính phủ. Đây phải coi là quy định bắt buộc, mang tính pháp lý. Mọi cán bộ, đảng viên phải có trách nhiệm thực hiện một cách nghiêm túc. Các cơ quan, tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ( đặc biệt là đoàn thanh niên và hội phụ nữ) tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và đưa nôi dung này vào chế độ kiểm điểm đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức….Nếu như đảng viên, cán bộ viên chức nào cố tình không thực hiện thì phải bị sử lý kỉ luật một cách nghiêm túc.

– Các cơ quan tổ chức, đoàn thể liên quan cần khẩn trương nghiên cứu và sớm đề ra một số mẫu hình về tổ chức một đám cưới theo nếp sống văn hoá mới. Có lẽ đây mới là vấn đề mang tính quyết định cho việc xây dựng và định hình cho một phong tục văn hoá mới trong việc tổ chức lễ cưới. Bởi vì, thực tế cho thấy, chỉ khi nào xây dựng được một mẫu hình mới tiến bộ, được nhân dân đồng tình hưởng ứng và trở thành phong tục, trở thành văn hoá thì cái cũ mới có thể bị loại bỏ một cách căn bản. Các biện pháp hành chính là quan trọng nhưng chỉ là tình thế. Vấn đề cốt lõi là phải xây dựng được cái mới tiến bộ thay thế cái cũ lạc hậu.


Marry Me

39 Blog posts

Comments