PayPal là gì?
Ra đời vào năm 1998, PayPal hoạt động khá phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử. Thậm chí, nhiều người dùng còn xem PayPal là phương thức thay thế cho các cách thức giao dịch chuyển tiền truyền thống như SEC hay thư/lệnh chuyển tiền..
Paypal là dịch vụ tài chính trực tuyến hỗ trợ bạn thanh toán các mặt hàng bằng tài khoản Internet một cách đảm bảo an toàn.
Hiểu đơn giản, Paypal giống như chiếc ví điện tử hay cổng thanh toán trực tuyến.
Paypal giúp việc mua hàng, thanh toán và nhận tiền giữa các quốc gia trở nên thuận tiện và ngày càng được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.
Lịch sử phát triển của Paypal
Paypal được thành lập năm 1998 với tên ban đầu là Confinity và trụ sở chính tại Sanjose, Califonia, Hoa Kỳ. Tháng 3 năm 2000, Confinity xác nhập với công ty X.com của Elon Musk. Năm 2001, cái tên PayPal chính thức được sử dụng.
Hai năm sau, năm 2003, eBay mua lại toàn bộ Paypal. Năm 2015, Paypal đã tách khỏi eBay.
Bạn có thể làm gì với PayPal?
Hoạt động như là một dịch vụ trung gian trong chuyển tiền quốc tế , PayPal giúp bạn thực hiện hai việc:
- Nhận chi trả từ tài khoản nước ngoài về ngân hàng nội địa.
- Thanh toán khi mua sắm trực tuyến.
Điều kiện sử dụng PayPal
Chỉ cần có tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc chi tiết thẻ ghi nợ, bạn đã có thể sử dụng PayPal rồi!
Tài khoản PayPal
Tài khoản PayPal chính là địa chỉ email bạn sử dụng khi đăng ký.
Tài khoản cá nhân (Personal)
Đối tượng người dùng: khách hàng cá nhân muốn mua bán nhỏ lẻ, hoặc nhận tiền từ việc freelancer nước ngoài.
Đặc điểm: Tỉ lệ giới hạn thấp là ưu điểm nổi bật của tài khoản cá nhân. Tuy nhiên, nhược điểm là tài khoản bị giới hạn nhận – gửi tiền trong 1 tháng là 500$ .
Tài khoản Premier
Đối tượng: những người mua/bán trực tuyến, có cả nhận và chuyển tiền.
Đặc điểm: Tài khoản Premier có tỉ lệ bị giới hạn luôn ở mức cao. Đây là loại tài khoản bạn nên dùng.
Tài khoản doanh nghiệp (Business)
Đối tượng người dùng: các công ty , tổ chức hay nhóm cá nhân có nhu cầu chuyển tiền với số lượng lớn.
Đặc điểm: Tài khoản doanh nghiệp không bị giới hạn tiền nhận, gửi. Bạn có thể đăng nhập tài khoản từ nhiều IP mà không sợ bị giới hạn gì cả.
Để đăng ký được tài khoản PayPal Business, doanh nghiệp cần có một giấy phép kinh doanh. Tài khoản PayPal Business có thể được dùng để mua bán hàng hóa số lượng lớn (bán hàng Ebay, Amazon…) và cho phép nhiều người truy cập.
Sử dụng PayPal như thế nào?
Thanh toán qua PayPal
Bất cứ khi nào bạn muốn tiến hành thanh toán bằng PayPal, bạn có thể chọn thẻ hoặc tài khoản tuỳ thích.
Thông thường, người dùng sẽ chọn một phương thức đặt làm phương thức thanh toán mặc định. Khi tiến hành thanh toán, PayPal sẽ ưu tiên sử dụng hình thức này. Trong trường hợp không muốn dùng phương thức thanh toán mặc định, bạn cần phải chọn một cách khác.
Khi bạn click chọn thanh toán bằng PayPal, trang truy cập vào Paypal sẽ hiện ra và cho phép bạn đăng nhập vào. Sau đó, bạn chọn “Tiếp theo” và click vào dòng chữ “PAY NOW” là xong.
Nhận tiền thông qua dịch vụ
Ngoài việc thanh toán cho các mặt hàng bằng PayPal, bạn cũng có thể nhận tiền thông qua dịch vụ.
Bất kỳ khoản tiền nào bạn nhận được đều nằm trong tài khoản PayPal của bạn. Đương nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng khoản tiền này để thanh toán món hàng bạn mua, với số dư đứng đầu bằng thẻ hoặc tài khoản ngân hàng được chỉ định của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chuyển tiền từ PayPal vào một trong các tài khoản ngân hàng hoặc thẻ được chỉ định của mình.
Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng PayPal
Ưu điểm
Thanh toán cực kỳ nhanh chóng
Quá trình giao dịch bằng Paypal được thực hiện rất nhanh chóng và tức thời, không chờ đợi thủ tục rườm rà.
Đặc biệt, trong trường hợp chuyển tiền cho nhau, bạn có thể dễ dàng nhận và chuyển tiền qua lại giữa các tài khoản PayPal mà không bị mất phí.
Hệ thống tự động lưu thông tin chủ thẻ
Thông tin chủ thẻ được lưu trữ ngay khi đăng ký tài khoản, cực kì tiện lợi. Nhờ tính năng này, bạn không cần mất thời gian nhập đi nhập lại nhiều lần thông tin chủ thẻ cho mỗi lần thanh toán.
Bảo mật thông tin khách hàng
Thông tin là “tài sản vô hình” của mỗi người, đặc biệt là thông tin liên quan đến ngân sách hoặc các giao dịch thanh toán. Với những giao dịch thanh toán trực tuyến, người dùng càng dè dặt khi cung cấp thông tin. Hiểu được điều đó, PayPal đã cam kết sẽ bảo mật tuyệt đối các thông tin cá nhân của chủ thẻ.
Độ phổ biến rộng rãi
Sở hữu mạng lưới thanh toán ở hầu hết các nước trên thế giới, Paypal là một trong số ít những ví điện tử khiến người dùng cảm thấy hài lòng. Đi đến bất kì nước nào, chỉ cần vài thao tác đơn giản là có thể thực hiện thành công giao dịch, bạn có cảm thấy hài lòng không?
Hỗ trợ khách hàng tốt
Mạng lưới thanh toán toàn cầu đòi hỏi Paypal phải đảm bảo tốt dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng. Được hỗ trợ mọi lúc mọi nơi chính là một trong những “gạch đầu dòng” mà người dùng yêu thích PayPal.
Chức năng hoàn tiền
“ChargeBank” là một chức năng đặc biệt của PayPal. Với chức năng này, khách hàng có thể yêu cầu nhận lại số tiền đã chuyển trong trường hợp bị lừa đảo. Điều này mang đến cảm giác an toàn khi giao dịch cho cả người bán và người mua.
Hạn chế
- Phí rút tiền cao.
- Phí giao dịch cao.
- Dễ bị khoá tài khoản.
Hướng dẫn đăng ký tài khoản PayPal
Điều kiện bắt buộc để mở tài khoản PayPal
- Bạn đủ 18 tuổi và có CMND/thẻ căn cước.
- Sở hữu các loại thẻ thanh toán quốc tế như: Visa, Mastercard, America Express… và có tài khoản ngân hàng.
- Có một địa chỉ email đang sử dụng.
- Có nhu cầu mua sắm và thanh toán quốc tế.
Hướng dẫn đăng ký tài khoản PayPal
Bước 1: Bạn truy cập vào địa chỉ web: https://www.paypal.com/. Sau đó, bạn chọn nút “Sign Up” ở góc trên màn hình.
Bước 2: Bạn chọn một trong hai loại tài khoản “Buy with PayPal” và “Receive payment with PayPal”.
Nếu “Buy with PayPal” dùng cho các cá nhân thì “Receive payment with PayPal” dành cho các công ty, tổ chức có nhu cầu giao dịch lớn.
Sau khi chọn một trong hai loại, bạn chọn “Get Started” nhé.
Bước 3: Bạn nhập thông tin tên họ, email và mật khẩu. Trong đó, lưu ý:
- First name / Given name: Tên của bạn.
- Middle name: Đệm (tên lót) của bạn.
- Last name / Family nam: Họ của bạn.
- Mật khẩu: ít nhất 8 ký tự, phải có ký tự in hoa, in thường, con số và ký tự đặc biệt như !@#$%^
Bước 4: Sau khi điền xong thông tin, bạn chọn “Agree And Create Account”.
Chúc mừng bạn đã tạo tài khoản ví PayPal thành công! Nhanh tay liên kết tài khoản PayPal với thẻ VISA / Mastercard để sử dụng ngay, bạn nhé!
Hướng dẫn xác minh tài khoản PayPal (Verify)
Verify tài khoản Paypal sẽ giúp thanh toán online dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng hơn. Mỗi khi thanh toán, bạn không cần phải nhập thông tin thẻ Visa.
Điều kiện yêu cầu: bạn phải có 1 thẻ Visa hoặc thẻ MasterCard, trong thẻ phải có ít nhất 1,95$.
Bước 1: Truy cập https://www.paypal.com/ từ trình duyệt. Nếu tài khoản của bạn chưa được đăng nhập tự động, hãy nhấp vào Log In (Đăng nhập) ở phía trên góc phải cửa sổ và nhập thông tin đăng nhập.
Bước 2: Chọn nút My PayPal ở phía trên bên phải, chọn tiếp mục Bank accounts and cards.
Bạn điền đầy đủ thông tin vào:
- Card type: Chọn loại thẻ bạn dùng, theo tôi biết ở Việt Nam thì chỉ có Visa với Mastercard thôi.
- Card number: Điền dãy số có trên thẻ Visa của bạn (12 chữ số).
- Expiration MM/YY: Tháng/năm thẻ hết hạn.
- CSC: 3 số bảo mật có ở mặt sau thẻ của bạn.
- Select…address: Địa chỉ của bạn, nên ghi theo CMND.
Bước 3: Chọn Credit Cards - Confirm Credit Card.
Bước 4: Xác minh mã PIN: Tại đây PayPal thông báo bạn cần phải nhập vào mã gồm 4 số để hoàn tất quá trình xác thực.
Bước 5: Sau khi đã có được mã 4 số để xác thực, bạn quay lại giao diện lúc nãy, nhấn vào Ready to Confirm.
Chúc mừng bạn đã xác thực tài khoản PayPal thành công!
Hướng dẫn rút tiền từ tài khoản PayPal về ngân hàng Việt Nam
Bước 1: Nhấn vào “Withdraw funds“.
Bước 2: Nhập số USD muốn rút, chọn tài khoản Ngân hàng nhận tiền. Nhấn “Continue“.
Bước 3: Nhấn “Withdraw $xyz USD” (xyz là số USD muốn rút).Bước 4: Chờ đợi PayPal chuyển tiền về tài khoản Ngân hàng của bạn.
Khoảng 2 – 4 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ, thứ 7, chủ nhật), hoặc lâu hơn, bạn sẽ nhận được tiền.
Những câu hỏi thường gặp về PayPal
Khi xác minh tài khoản PayPal, thường gặp những lỗi nào?
1/ “This credit card has been denied by the bank that issued your credit card. For details on why your card was denied, please contact your credit card issuer’s customer service department. Or, you may want to try adding a different credit card.”
Lỗi này xuất phát từ 1 trong 3 nguyên nhân sau:
- Thẻ bạn chưa nạp thêm tiền: 100000đ có sẵn trong thẻ không thể sử dụng được. Do đó, bạn cần nạp thêm ít nhất 50000đ (1.95 USD trở lên) để tiến hành verify PayPal.
- Lỗi ở phía ngân hàng: lỗi này gặp ở các thẻ Visa của ngân hàng Vietcombank. Bạn phải làm thêm thẻ ở các ngân hàng khác như ACB, Eximbank…
- Lỗi ở hệ thống PayPal: bạn chỉ cần thử verify lại vào thời điểm khác.
2/ “Your card has been disable”
Có thể do bạn quá nôn nóng nên nhập sai 4 số xác nhận của PayPal khiến thẻ bị vô hiệu hóa, không thể verify được nữa. Lúc này, PayPal sẽ gửi một link để bạn liên hệ với đội ngũ hỗ trợ. Tại đây, bạn có thể trình bày và yêu cầu họ mở khóa (unlock) thẻ để có thể verify lại thẻ.
Xác thực có mất phí không?
PayPal sẽ trừ 1.95$ ( khoảng 50.000đ) trong tài khoản thẻ Visa bạn đã thêm vào bên trên. Số tiền này dùng để xác thực tài khoản PayPal với thẻ Visa. Sau khoảng vài ngày, số tiền này sẽ được hoàn trả vào tài khoản của bạn.
Rút tiền về ngân hàng Việt Nam có tốn phí không?
Paypal thu phí 60.000đ. Khi tiền chuyển về Việt Nam, Ngân hàng Việt Nam lại thu thêm một khoản nữa. Khoản này nhiều hay ít tùy từng Ngân hàng, cũng có Ngân hàng không thu.
Ví dụ: Bạn rút về Ngân hàng Agribank sẽ bị thu 60.000đ. Như vậy tổng số phí mỗi lần rút tiền của bạn là 120.000 đ, tức khoảng 6$. Quá cao phải không?
Có mấy cách để tìm mã Digit Code?
- Xem tin nhắn đến ở điện thoại: Khi Ngân hàng tạm trừ 1.95$ trong thẻ Visa của bạn để Verify tài khoản Paypal, ngân hàng sẽ gửi cho bạn 1 tin nhắn có đoạn PP*6906CODE số ở giữa chính là 4 mã Digit Code.
- Xem lịch sử giao dịch trong tài khoản ngân hàng: Bạn vào tài khoản Ngân hàng Online vào mục “Dịch vụ thẻ” - “Thường truy cập”. Trong cột “Chi tiết” bạn sẽ nhìn thấy mã Digit Code này.
- Gọi lên tổng đài ngân hàng: Trong trường hợp bạn không tìm thấy mã Digit Code hãy gọi lên ngân hàng (Số điện thoại có in trên thẻ), cung cấp các thông tin họ yêu cầu như số thẻ, họ tên, số CMND, nhận viên ngân hàng sẽ đọc mã code cho bạn.