Giới thiệu về Decentraland (MANA)
Decentraland (MANA) là gì?
Decentraland (MANA) được biết đến là một nền tảng thực tế ảo (Virtual Reality – VR) được hỗ trợ bởi blockchain Ethereum. Decentraland cho phép người dùng tạo ra một nền kinh tế mới dựa vào các token để có thể sở hữu đất đai trong thực tế ảo. Nơi đó, nhà đầu tư có thể thỏa thích sáng tạo và xây dựng bất cứ thứ gì họ muốn khi đã sở hữu mảnh đất.
Lịch sử hình thành của Decentraland
Từ lúc hình thành cho đến nay, có thể nói Decentraland đã trải qua không ít thăng trầm, khó khăn để để có thể sở hữu được một vị thế to lớn như ngày nay. Hãy cùng nhìn ngắm lại quá trình gian khó đó được cụ thể hóa qua 4 giai đoạn.
Thời kỳ đồ đá
Chào sân chính thức vào năm 2015, Decentraland đã thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng khi tạo ra cơ hội để người dùng có thể kiếm ra tiền dựa trên nền tảng thực tế ảo. Tháng 6 cùng năm, MANA đã đặt tiền đề cho những bước phát triển đầu tiên của việc tạo thuật toán để chấp thuận bitcoin (BTC).
Thời kỳ đồ đồng
Vào tháng 3 năm 2017, tại sân chơi thực tế ảo này đã có bước tiến vượt bậc nhờ vào việc phác họa không gian 3D, dưới sự liên kết và trợ giúp của công nghệ blockchain. Bước phát triển này đã làm cho thế giới ảo trở nên sinh động và hiện thực hơn rất nhiều.
Thời kỳ đồ sắt
Trong quý 4 năm 2017, token MANA với công nghệ ERC20 đã cho phép người dùng nhận các bưu kiện của vùng đất và có thể tương tác với các vùng đất khác. Nhờ vậy, người dùng dễ dàng tiếp thị các mảnh đất theo ý muốn của mình thông qua sự xuất hiện của token này.
Thời kỳ silicon
Vào năm 2018, đây là năm đánh dấu bước ngoặt đột phá lớn trong suốt hành trình hình thành của Decentraland. Thế giới ảo 3D cùng kính VR, cộng hưởng với luật vật lý được bổ sung vào blockchain cho phép mọi sự giao tiếp đều trở nên vô cùng đơn giản, nhanh chóng.
Tháng 6 năm 2020, Decentraland đã hợp tác với Matic AKA Polygon để thiết kế thêm hệ thống các trò chơi nhỏ lẻ khác trong thế giới ảo này.
Tháng 9 cùng năm, Decentraland giới thiệu các công cụ thông minh hỗ trợ người chơi có thể đưa các hình ảnh, video, âm thanh từ bên ngoài vào trong thế giới ảo của mình.
Ưu điểm và nhược điểm của Decentraland
Ưu điểm
- Áp dụng công nghệ blockchain Ethereum tiên tiến hiện nay.
- Người dùng hoàn toàn có thể kiểm soát toàn bộ tài sản họ sở hữu và cất giữ số tiền họ có được.
- Tính bảo mật và an toàn của các nội dung và thông tin được giao dịch trên nền tảng cao.
Nhược điểm
Token MANA chỉ có 1 chức năng chủ yếu là thanh toán các dịch vụ, hàng hoá và land trong Decentraland nên khả năng ứng dụng có thể nói là không cao.
Cơ chế hoạt động Decentraland
Như đã chia sẻ, MANA hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ blockchain. Vì thế, đồng coin này phụ thuộc vào sự quyết định của người dùng. Người dùng sẽ có quyền kiểm soát tài sản, đất đai họ có được cũng như thu nhập mà họ tạo ra từ người khác. Lợi nhuận được tạo ra thông qua việc bán đất của họ hay việc đầu tư vào các doanh nghiệp kiếm lời. Một vài ứng dụng nổi bật của nền tảng có thể kể đến như sau:
- Bảo mật nội dung: toàn bộ nội dung bao gồm thông tin giao dịch, thông tin cá nhân,…đều được bảo mật một cách đảm bảo và an toàn.
- Quảng cáo: Tương tự như quảng cáo ngoài đời thực, tại Decentraland người dùng cũng có thể lồng ghép quảng cáo với những vị trí chọn lựa phù hợp.
- Mạng xã hội liên kết: Giống như các mạng xã hội ở đời thực, đây là nơi gắn kết và chia sẻ, xóa bỏ mọi khoảng cách người dùng khiến họ có thể dễ dàng trao đổi với nhau hơn.
Thông tin cơ bản về token MANA
- Ticker: MANA
- Contract: địa chỉ 0x0f5d2fb29fb7d3cfee444a200298f468908cc942
- Decimals: 18
- Blockchain: Ethereum
- Token standard: tiêu chuẩn ERC20
- Token type: loại Utility Token
- Total supply: tổng 2,644,403,342 MANA
- Circulating supply: vẫn đang cập nhật.
Token allocation (Phân bổ MANA token)
Với nguồn tổng cung cố định như trên, đội ngũ phát triển Decentraland phân bổ MANA token như sau:
- 40% sẽ được bán ra ở vòng Crowdsale (as known as ICO).
- 20% được Decentraland Foundation giữ lại.
- 20% thuộc sở hữu của Team và Early Contributors.
- 20% dùng cho ngân sách phát triển Community và Partners.
Các trường hợp sử dụng Decentraland
Ngay từ giai đoạn thiết kế ban đầu, các nhà phát triển Decentraland đã ấp ủ rất nhiều trường hợp áp dụng có thể hoạt động trên blockchain. Trong white paper của dự án có nhắc đến 5 trường hợp chính như sau:
- Các ứng dụng: Người dùng có thể thiết kế các ứng dụng và cảnh vẽ 3D bằng ngôn ngữ script của dự án Decentraland. Từ đó, các tác phẩm phong phú hơn sẽ được ra đời ngày một nhiều.
- Cộng đồng liên kết: Các vùng đất thu hút nhiều người hâm mộ có thể kết nối với các vùng khác ít người biết đến hơn để cùng hình thành và phát triển một cộng đồng tự nhiên.
- Quảng cáo: Để gây chú ý với một lượng đối tượng truy cập nhất định, các thương hiệu khác có thể mua không gian đặt quảng cáo trong dự án.
- Sưu tầm kỹ thuật số: Đây cũng như một thị trường trao đổi mua bán bình thường – nơi những vật phẩm NFT được thu thập, xây dựng và giao dịch trên Decentraland Marketplace. Điều đó đã tạo ra quyền sở hữu cho người dùng đối với những tài sản của mình.
- Xã hội: Các thành viên trên nền tảng truyền thông xã hội hay thậm chí các nhóm offline sẽ có cơ hội trải nghiệm và tương tác chân thực hơn với bạn bè của họ.
Có thể giao dịch MANA token tại những sàn giao dịch nào?
Bạn có thể giao dịch MANA token tại rất nhiều sàn toàn cầu như Binance, Huobi, Gate.io, OKEx, HitBTC, KuCoin, Bittrex, BitMart,…
Tương tự như các dự án blockchain kiếm tiền khác, Decentraland giúp người dùng có thể kiếm thêm thu nhập nhờ vào việc tham gia đầu tư. Đầu cơ tích trữ là một cách tương đối phổ biến đối với Decentraland, một số mảnh đất có nhu cầu cao sẽ được nhiều người cạnh tranh và giúp bạn kiếm được một số tiền lớn hơn.