Framework là gì? Top 8 Framework tạo website tốt nhất hiện nay

Trong xây dựng, bộ giàn giáo có tác dụng nâng đỡ các vật dụng và con người khi làm việc trong không gian cao và rộng. Người thợ sẽ dễ thực hiện các thao tác cùng các trang bị công cụ cầm tay nhờ sự giúp đỡ của giàn giáo.

Tổng quan về Framework

Framework là gì?

Trong xây dựng, bộ giàn giáo có tác dụng nâng đỡ các vật dụng và con người khi làm việc trong không gian cao và rộng. Người thợ sẽ dễ thực hiện các thao tác cùng các trang bị công cụ cầm tay nhờ sự giúp đỡ của giàn giáo.

Trong thiết kế website, Framework cũng được xem là “giàn giáo” của người thợ xây tên “developer”!

framework-la-gi

Có lẽ vì tính năng và đặc trưng nổi bật, sản phẩm này được chọn cho cái tên “Framework” hoặc “Software Framework” (tạm dịch: khung phần mềm).  Được cấu thành từ các đoạn code, Framework là “bộ khung” cung cấp đa số các kiểu mẫu thiết kế phù hợp với ứng dụng bạn sắp thực hiện, các thư viện, API, trình biên dịch.

Framework có rất nhiều loại đa dạng, phong phú. Biết được Framework nào phù hợp với dự án website nào, developer sẽ “đỡ cực” hơn rất nhiểu.

Các loại Framework

Người dùng có rất nhiều lựa chọn Framework cho Backend, Front end, ứng dụng mobile, … Tuy nhiên, Web Framework và Mobile Framework là hai Framework phổ biến nhất.

Web Framework – các Framework ứng dụng web

Đây là các Framework phần mềm được sử dụng để sắp xếp các ứng dụng web và phát triển trang web, các dịch vụ web và các tài nguyên web. Kiến trúc Model-View-Controller (MVC) là loại Web Framework phổ biến.

Mobile Framework – các Framework cho ứng dụng di động

Nhờ Framework này, bạn có thể viết code một lần và chạy được trên iOS và Android. Ưu điểm này sẽ giúp người dùng giảm thời gian phát triển sản phẩm so với việc ngồi code thủ công từ đầu. Hiện tại các framework này đa số dùng Javascript làm ngôn ngữ phát triển nổi bật như là React Native của Facebook, ngoài ra còn có Xamarin của Microsoft dùng C#, Flutter dùng ngôn ngữ Dart của Google.

framework-la-giƯu điểm khi sử dụng Framework

Sử dụng Framework, người dùng sẽ được:

  • Tính năng sẵn có, đưa vào sử dụng ngay! Nếu bạn xây dựng website thương mại điện tử, bạn cần phải chuẩn bị cho phần đăng ký, đăng nhập, quản lý dữ liệu người dùng,… Có sẵn những tính năng này, Framework giúp người dùng không cần phải ngồi code mà sử dụng ngay.
  • Tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức khi phát triển phần mềm/ứng dụng.
  • Hỗ trợ các phím tắt.
  • Tái sử dụng lại mã code.
  • Kế thừa các tính năng, cấu trúc đã được tiêu chuẩn hóa cho các ứng dụng/sản phẩm. Điều này giúp cho quá trình vận hành và bảo trì/khắc phục sự cố ứng dụng dễ dàng hơn.
  • Chủ động mở rộng hoặc chỉnh sửa những gì mà Framework đã cung cấp. Thao tác đơn giản: developer có thể ghi đè có chọn lọc lên các lớp có sẵn hoặc viết thêm chức năng mới trên nền tảng Framework. Tuy nhiên, developer nên tuân thủ theo một số tiêu chuẩn nhất định.

Nhược điểm khi sử dụng Framework

  • Muốn chỉnh sửa được cái gì đó, điều kiện tiên quyết là bạn cần phải hiểu rõ về nó. Tương tự, để khai thác tối đa hiệu quả, bạn phải mất khá nhiều thời gian và công sức để hiểu hết “đường đi lối về” của Framework.
  • Kích thước của ứng dụng/phần mềm khi dùng Framework sẽ rất lớn. Thậm chí, có những ứng dụng/phần mềm nặng đến hàng trăm MB code dù chưa chứa bất kỳ nội dung nào.
  • Tuân thủ đúng các quy tắc Framework yêu cầu.
  • Không thích hợp với việc phát triển ứng dụng quá nhỏ.

Top 8 Framework tạo website tốt nhất hiện nay

#1. Ruby on Rails

Đây là một Web Framework mạnh mẽ được “ra mắt” vào năm 2015 bởi David Heinemeier Hansson. Các website sử dụng Ruby on Rails là CookPad, Retty, Wantedly,….

Ưu điểm nổi bật:

  • Ngôn ngữ lập trình khá đơn giản, dễ học.
  • Cung cấp một cấu trúc chuẩn cho ứng dụng web.
  • Chất lượng của các phần mềm hỗ trợ Ruby code cao hơn so với một số ngôn ngữ khác
  • Framework Ruby on Rails họa chỉnh (full-stack) với các định nghĩa hàm thông minh.Sử dụng tương đối ít lệnh code hơn so với các Framework khác.
  • Tốc độ tạo ra Prototype (ứng dụng mẫu) khá nhanh.
  • Ít tốn chi phí để bảo trì/sửa chữa.

#2. Angular JS

Đây là một JavaScript Framework dùng để tạo ra ứng dụng web động (dynamic web app). AngularJS sử dụng mô hình MVC rất mạnh mẽ và thường được áp dụng trong các project Single Page Application (SPA).

Angular được Google ra mắt với phiên bản 2.0. Angular JS cho phép bạn sử dụng HTML như một ngôn ngữ mẫu.

framework-la-gi

Ưu điểm của Angular JS:

  • Người dùng được mở rộng cú pháp của HTML
  • Có mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí
  • Dễ dàng tạo ra các Single Page Application.
  • Mang lại cảm giác linh hoạt, thân thiện khi cung cấp khả năng data binding tới HTML.
  • Dễ dàng Unit test.

#3. Bootstrap

19/8/2011 trên GitHub, Bootstrap được “ra mắt” như một mã nguồn mở với tên gọi ban đầu là Twitter Blueprint. Đây là một sản phẩm sáng tạo của Mark Otto và Jacob Thornton tại Twitter.

Bootstrap là một framework bao gồm các HTML template, CSS template và JavaScript template dùng để phát triển website chuẩn responsive.

Ưu điểm nổi bật:

  • Đóng vai trò như bộ khung nền, giúp phát triển web nhanh hơn.
  • Dễ dàng truy cập và thiết kế website theo ý muốn nhờ thư viện đa dạng các thành tố.
  • Có thể vào mã nguồn chỉnh sửa, thay đổi tùy ý.
  • Có thể tích hợp với nhiều mã nguồn mở như: Joomla, Magento, WordPress… nhờ thiết kế dưới dạng module. dễ dàng tích hợp với hầu hết các mã nguồn mở phổ biến trên thị trường hiện nay như WordPress, Joomla,..

#4. Spring

Đây là một cấu trúc dùng để xây dựng chương trình ứng dụng mã nguồn mở dành cho ngôn ngữ lập trình Java. Hiểu đơn giản, Spring là một Java Platform mã nguồn mở.

framework-la-gi

Ưu điểm nổi bật:

  • Lightweight và very little overhead trong việc phát triển ứng dụng của bạn.
  • Gắn kết những components này lại với nhau nhờ Spring container.
  • Spring IoC container quản lý vòng đời của Spring Bean và các cấu hình của project chẳng hạn như JNDI lookup.
  • Được sử dụng cho phát triển ứng dụng web rất dễ dàng với việc hỗ trợ rất tốt các tính năng web services, json,…
  • Hỗ trợ quản lý transaction, JDBC operations, File uploading, Exception Handling,… rất dễ dàng

#5. CakePHP

Nằm trong top 10 Framework được ưa chuộng nhất trên thế giới, CakePHP là 1 framework được lập trình bằng ngôn ngữ PHP, nó được viết theo chuẩn mô hình MVC.

CakePHP framework sử dụng một số chuẩn mới nhất để phù hợp xây dựng cho những hệ thống lớn như phần mềm quản lý và website thương mại điện tử như BMW, Hyundai, Express,…

Ưu điểm nổi bật:

  • Đơn giản, dễ dàng cài đặt. Bạn chỉ cần có một chiếc máy chủ và những bản sao của Famework là có thể cài đặt.
  • Tính năng bảo mật tốt: xác nhận đầu vào, XSS, CSRF, phòng chống SQL injection,…
  • Nhiều cổng hỗ trợ.
  • Xây dựng Framework nhanh chóng.

#6. Laravel

Được tạo bởi Taylor Otwell, đây là một Web Framework dựa trên PHP với cú pháp rõ ràng, mạch lạc.

Alison.com, Barchart.com, … là một số trang web phổ biến được phát triển trên nền tảng Laravel.

framework-la-gi

Ưu điểm nổi bật:

  • Mã nguồn mở
  • Tuân theo mẫu thiết kế mô hình 3 lớp model-view-controller dễ hiểu.
  • Sử dụng các tính năng mới nhất của PHP.
  • Tất cả các phiên bản của Laravel được phát hành cùng với các tài liệu phù hợp
  • Hỗ trợ các cache backend như Memcached và Redis out-of-the-box
  • Công cụ tích hợp cho dòng lệnh – Artisan

#7. Apache Spark

Đây là một công cụ phân tích thống nhất để xử lý dữ liệu quy mô lớn. Sử dụng Apache Spark, người dùng có thể viết các ứng dụng một cách nhanh chóng bằng Java, Scala, Python, R và SQL.

Amazon, Cisco, Databricks, Hortonworks, Microsoft, Oracle, … và hơn 3.000 công ty lớn khác đã và đang sử dụng Framework này.

Ưu điểm nổi bật:

  • Tăng tốc, giảm độ trễ thực thi job xuống mức chỉ tính bằng giây
  • Cung cấp hai cơ chế chạy job đồng bộ và bất đồng bộ
  • Cho phép cache RDD theo tên , tăng tính chia sẻ và sử dụng lại RDD giữa các job
  • Hỗ trợ viết spark job bằng cú pháp SQL
  • Dễ dàng tích hợp với các công cụ báo cáo như: Business Intelligence, Analytics, Data Integration Tools
  • Stop job đang chạy bằng cách stop spark context

#8. Xamarin

Đây là Frameword hỗ trợ ứng dụng Mobile.

Xamarin là một nền tảng phát triển ứng dụng mã nguồn mở, miễn phí để xây dựng các ứng dụng Android, iOS với .NET và C #. Hơn 60.000 người đóng góp từ hơn 3.700 công ty đã và đang sử dụng Xamarin.

framework-la-gi

Ưu điểm nổi bật:

  • Tái sử dụng code tại nhiều chỗ, giảm thời gian làm ứng dụng trên nhiều nền tảng
  • Performance gần như native
  • Hỗ trợ tất cả phần cứng
  • Nhiều thư viện hỗ trợ làm ứng dụng cực nhanh có sẵn

Những câu hỏi thường gặp về Framework

Framework khác CMS ở điểm nào?

CMS là chữ viết tắt của Content Management System, tạm dịch: hệ thống quản trị nội dung. Đúng như tên gọi của mình, CMS là “trung tâm” điều khiển các hoạt động, đặc biệt là những phần nội dung hiển thị trên một website. Ví dụ: Drupal, Joomla, DotNetNuke, …

Điểm khác biệt nổi bật của CMS và Framework là:

  • CMS là một ứng dụng/phần mềm người dùng có thể sử dụng ngay mà không cần phải code các dòng lệnh “nhức não”. Trong khi đó, Framework chỉ cung cấp các API, Library để developer xây dựng ứng dụng/phần mềm.
  • CMS được sử dụng để quản lý nội dung trên trang web. Framework như một tập hợp các Library/class để xây dựng một ứng dụng web.
  • Trong thực tế, các CMS thường sẽ được xây dựng dựa trên nền tảng của một Framework. Ví dụ, CMS Drupal được xây dựng dựa trên nền tảng Web Framework Symfony, CMS October được phát triển từ Framework Laravel.

Nên chọn CMS hay Framework?

4 câu hỏi nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn tự tìm được đáp án cho câu hỏi lớn này.

 

#1. Bạn đang phát triển loại website và web-application nào?

  • Nếu muốn xây dựng một blog hoặc một trang web đơn giản, bạn nên chọn CMS. Ví dụ: WordPress, Drupal, …
  • Nếu muốn xây dựng Facebook, StackOverflow hoặc ứng dụng của riêng bạn nhưng các CMS bị giới hạn tính năng, bạn nên chọn Framework. Bạn có thể chọn Framework mẫu hoặc tùy chỉnh lại cho phù hợp với mục đích của mình.

Nhiều website có thể được xây dựng bằng cả CMS và Framework. Bạn có thể trả lời tiếp 3 câu hỏi sau đây để biết nên chọn CMS hay Framework.

#2. Chi phí bạn có thể dành cho việc xây dựng và quản lý website là bao nhiêu?

Nếu cùng một web application, chi phí và thời gian phát triển app sử dụng Framework sẽ cao hơn app khác sử dụng CMS. Tuy nhiên, Framework  lại “vượt mặt” hơn CMS về tính tiết kiệm chi phí phát triển tùy chỉnh với tính linh hoạt không giới hạn.

#3. Bạn có "đặt nặng" cảm giác trải nghiệm của khách hàng trên web?

Nếu muốn mang đến cho khách hàng cảm giác thân thiện trên web, bạn nên chọn CMS. Hệ thống này được xây dựng gắn liền với người dùng hoặc người quản lý website. Trong khi đó, nếu dùng Framework, developers phải dùng đến library function, các công cụ của bên thứ ba, … để phát triển các giao diện thân thiện với người dùng.

#4. Bạn có đặt yêu cầu "bảo mật tối đa" cho website của mình không?

Bản chất CMS là mã nguồn mở nên dễ bị tấn công bởi SQL injection, cross-site scripting, …  Xét về bảo mật của web application, bạn nên chọn PHP Framework.

Framework khác Library ở điểm nào?

Library là một tập hợp các chức năng (functions), các lớp (class) đã được viết sẵn. Người dùng có thể tái sử dụng functions/class này để phụ vụ nhu cầu riêng của mình.

Hiểu đơn giản, Library là một thư viện hỗ trợ cho quá trình lập trình website.

Điểm khác biệt nổi bật của Library và Framework là:

  • Framework lớn hơn và phức tạp hơn Library. Nếu Library là tập hợp của các lớp, chức năng thì Framework lại là tập hợp của các Library. Kết hợp với nhiều công cụ khác giúp phát triển web hiệu quả như: bộ biên dịch/phiên dịch, các công cụ dòng lệnh,…
  • Quá trình vận hành ngược nhau. Các khối mã lệnh trong Framework gửi yêu cầu đến mã lệnh của lập trình viên. Trong khi đó, quá trình này ở Library lại đảo ngược. Khối mã code của lập trình viên sẽ gửi yêu cầu đến mã lệnh của Library. Quá trình ở Library tương đồng với mô hình client/server: Khi client gửi yêu cầu, server sẽ nhận lệnh và phản hồi lại kết quả.
  • Framework là một khung chương trình, người dùng bổ sung code và tuân theo quy tắc để tạo ra ứng dụng. Trong khi đó, Library chỉ cung cấp các chức năng tiện ích hay các class để sử dụng trong quá trình xây dựng ứng dụng.
  • Để sử dụng các functions của một Framework, bạn phải đổi cấu trúc code của dự án (project’s structure) theo các quy tắc của Framework đó. Library “dễ chịu” hơn nhiều. Bạn có thể trực tiếp sử dụng các functions của Library mà không cần thay đổi cấu trúc code của dự án.

Thủ Thuật Hay

470 Blog posts

Comments