5 bước dạy con tính nhẩm siêu tốc:
Bước 1: Hãy giúp con bạn phát triển cảm giác mạnh mẽ về những con số, giúp trẻ hiểu ý nghĩa những con số trước khi hiểu khái niệm cộng, trừ. Ví dụ bạn có thể yêu cầu trẻ cho biết có bao nhiều cách khác nhau để tạo ra số 6 , trẻ em có thể trả lời gồm các cặp như 0 và 6, 5 và 1, 4 và 2, 3và 3.. Điều này giúp trẻ phát sinh sự hiểu biết thực tế và sau đó là ví dụ trừu tượng.
Bước 2: Dạy đếm cách 2 đơn vị. Ví dụ cho trẻ đếm 2, 4, 6, 8, 10..Tập hợp những số tăng giúp trẻ hiểu rằng việc thêm sẽ bỏ qua số tiếp theo, trừ sẽ có số trước. Nếu học đến 100 có thể cho trẻ đếm 5, 10, 15…100.
Bước 3: Sử dụng ngón tay hoặc các vật liệu khác như bút, bi, que tính…để dạy trẻ làm phép cộng hay trừ. Nên nhớ cũng dạy thêm trẻ cách tưởng tượng. Ví dụ có 3 con ngựa trong chuồng, một con chạy ra cho trẻ tưởng tượng còn lại mấy con.
Bước 4: Kết hợp với những thủ thuật thú vị để giúp trẻ em chú ý đến cộng và trừ. Ví dụ đố nhanh các phép tính cộng, trừ đơn giản như 3 + 3 = ?, hoặc 5 + 0 = ? 7 – 0 = ? hoặc 100 + 0 = ? (mặc dù trẻ chỉ học trong phạm vi số nhỏ)
Bước 5: Thực tập cộng, trừ theo cách thông thường bằng thẻ, que… trẻ cũng có thể chán. Có thể tìm kiếm các phần mềm, các chương trình học trên internet cũng có thể làm trẻ hứng thú. Nếu được bạn có thể cho trẻ thời gian thực hành để trẻ có động lực và hứng thú hơn.
Dạy con tính nhẩm các phép cộng, trừ:
Tính nhẩm với phép cộng:
– Khi cộng hai số, đặt số lớn trước số nhỏ rồi mới tính nhẩm đếm lên trong đầu.
Ví dụ: 6 + 29 thì nên nhẩm là 29 + 6. Như vậy trẻ sẽ dễ nhẩm hơn vì chỉ phải đếm từ 29.
– Cộng từ khoảng 10 đơn vị một lần
Ví dụ: 55 + 24 thì sẽ là = 55 + 10 + 10 + 24 = 55,65,75 + 4
– Tách số ra cho tròn chục rồi cộng nhẩm
Ví dụ: 37 + 15 = 37 + 3 + 12 = 40 + 12
38 + 37 = 40 + 40 – 2 – 3 = 75
– Dùng số tròn chục gần đấy rồi trừ số thừa
Ví dụ: 35 + 18 = 35 + 20 – 2 = 55 – 2 = 53
– “Bẻ” các số thành tròn chục rồi công riêng số lẻ
Ví dụ: 35 + 24 = 30 + 20 + 5 + 4 = 50 + 9 = 59
Cách tính nhẩm với phép trừ:
– Đếm nhẩm ngược từ số nhỏ lên đến gần chục:
Ví dụ: 23 – 18 = đểm từ 18 đến 20 là 2 đơn vị, từ 20 đến 23 là 3 đơn vị
Nên 23 – 18 = 5
– Tách số ra cho tròn chục rồi chia, Ví dụ: 83 – 42 = 83 – 40 – 2 = 43 – 2 = 41
– Dùng số tròn chục gần đấy rồi cộng số thừa: Ví dụ: 43 – 19 = 43 – 20 + 1 = 23 + 1 = 24
Dạy con tính nhẩm với các phép tính phức tạp:
1. Đổi từ độ F sang độ C và ngược lại (con số tương đối):
2. Bí quyết đơn giản với các phép nhân lớn:
3. Bí quyết khi nhân với 11
4. Bí quyết để nhớ được giá trị của số Pi
Bạn có thể nhớ được giá trị của số Pi bằng cách đếm các chữ cái trong câu: “May I have a large container of coffee” (3,1415926).
5. Mẹo tính cộng trừ bằng phương pháp hình con bướm
6. Bảng cửu chương nhân 9 có qui luật ngược chiều
7. Cách nhân của học sinh Nhật Bản
8. Cách tính phân số