Nên làm gì khi bị người khác đánh đập? Bố mẹ đánh con có bị xử phạt không?

Người thân trong gia đình (Vợ, con) khi bị Cha Mẹ đánh đập thì nên làm gì ? Hình phạt đối với hành vi bạo hành, đánh đập người khác ? và một số vướng mắc pháp lý khác liên quan đến hành vi gây thương tích sẽ được luật

1. Tư vấn khi bị đánh nên làm gì?

Chào luật sư, xin cho tôi được hỏi:chồng tôi bị một nhóm thanh niên đánh và bị chấn thương đầu. Chồng tôi có đi trình báo công an sau khi xuất viện.nhưng bên phía công an chỉ lấy lời khai qua loa rồi bảo chồng tôi về chờ điện thoại rồi lên lấy giấy giới thiệu đi giám đinh thương tật,công an không đưa cho chồng tôi giấy hẹn để hẹn ngày xử lý, Vậy cho tôi hỏi trường hợp của chồng tôi như vậy thì tôi phải làm gì và chồng tôi có được bồi thường thiệt hại không? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất, bạn nên làm gì trong trường hợp này

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì:

"Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân."

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì chồng bạn bị một nhóm thanh niên đánh và bị chấn thương ở đầu, căn cứ vào quy định của pháp luật bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi này đến cơ quan công an ở địa phương. Nếu có căn cứ xác thực, cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra nếu đủ các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì nhóm thanh niên này sẽ bị khởi tố ra trước pháp luật

Về vấn đề giám định, bạn có thể tự yêu cầu cơ sở y tế thực hiện giám định tỷ lệ thương tật cho chồng bạn. Tỷ lệ thương tật của chồng bạn do nhóm người đó gây ra là cơ sở để xác định họ có hành vi phạm tội và có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Thứ hai, chồng bạn có được bồi thường thiệt hại không?

Do chồng bạn bị một nhóm thanh niên đánh hậu quả là bị chấn thương ở đầu nên chồng của bạn sẽ được bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Tại Điều 590 BLDS có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

"Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."

Theo hướng dẫn của TANDTC thì:

Thứ nhất, chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

Thứ hai, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

Thứ ba, chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

Thứ tư, trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Chi phí này bao gồm chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại (được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động).

Ngoài ra, một khoản tiền gọi là "bù đắp tổn thất về tinh thần":

- Trường hợp các bên thỏa thuận được về số tiền này: Công nhận sự thỏa thuận giữa các bên.

- Trường họp các bên không thỏa thuận được về số tiền này: Tòa án sẽ quyết định và không quá 100 lần mức lương cơ sở (tức không quá: 100 x 1.490.000 = 149.000.000 đồng).

Do vậy, trong trường hợp này chồng của bạn sẽ được bồi thường thiệt hại, mức bòi thường sẽ do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Nhà nước sẽ quy định.

Như vậy, nhóm người gây tổn hại cho sức khoẻ của chồng bạn, ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự (nếu hành vi đó thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm) thì còn phải bồi thường thiệt hại dân sự cho chồng bạn.

 

2. Bố mẹ đánh con có bị xử phạt không?

Thưa luật sư, tôi là chủ một dãy trọ dành cho công nhân thuê. Trong dãy có một gia đình 3 người, hai vợ chồng cùng một đứa con nhỏ. Ban ngay, hai vợ chồng đi làm còn con thì đi nhà trẻ nhưng đến tối về thì nhiều ngày đứa trẻ bị bố mẹ đánh không thương tiếc. Tôi rất thương thằng bé mà không biết phải làm thế nào?
Mong luật sư tư vấn!

Bố mẹ đánh con có bị xử phạt không?

Luật sư tư vấn hành vi bạo lực gia đình, gọi ngay: 1900.6162

Trả lời:

Như vậy, trẻ em được pháp luật bảo vệ tính mạng, đảm bảo tốt các điều kiện sống và phát triển. Khi đã được pháp luật bảo về thì không bất kỳ một ai được phép xâm phạm quyền này của trẻ em.

Theo pháp luật hiện hành, việc xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình sẽ bị xử phạt từ tiền đến truy cứu trách nhiệm hình sư. Căn cứ theo điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Tùy theo mức độ của hành vi xâm hại, nếu xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mức phạt lên tới 05 năm tù theo điều 185 BLHS:

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Trường hợp, gây ra tổn hại về sức khỏe cho trẻ em mà tỷ lệ tổn thương từ 11% trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại 134 BLHS này hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân."

 

3. Đánh vợ bị xử phạt như thế nào ?

Thưa Luật sư, gia đình tôi thường xuyên xảy ra xô xát, cãi vã với nhau khiến cho cuộc sống trở nên xáo trộn. Tuy nhiên trong thời gian qua, chồng tôi thường xuyên đi khuya và uống rượu. Về tới nhà thì đánh vợ con. Tôi rất khổ, tôi suy nghĩ rất nhiều. Việc đánh vợ của chồng tôi có bị xử phạt không? Nếu tôi tố cáo thì anh ấy bị phạt bao nhiêu ?
Xin cảm ơn!

Trả lời:

Trước hết, tôi xin bày tỏ sự cảm thông đối với hoàn cảnh của bạn, hy vọng giữa bạn và chồng của mình sẽ hòa thuận, êm ấm.

Sau đây tôi xin đưa ra lời tư vấn trên cơ sở thắc mắc của bạn như sau:

Hành vi đánh đập của chồng bạn là sai trái vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về nghĩa vụ yêu thương, chung thủy của vợ chồng, xâm phạm quyền của phụ nữ. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định về xử phạt hành chính. Cụ thể:

Điều 49 - Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình; quy định xử phạt như sau:

Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình;

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a)Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối;

Như vậy, trên cơ sở quy định của luật pháp nhận thấy:

- Nếu chồng bạn chỉ có hành vi đánh, đấm bằng chân tay thì sẽ bị xử phạt mức 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng;

- Nếu trong quá trình đánh đập mà sử dụng công cụ, phương tiện...thì sẽ bị xử phạt từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

 

 

4. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh nhau?

Thưa Luật sư. Tôi có mở một quán cà phê và giữa khách hàng với bạn tôi có mâu thuẫn. Bạn tôi, nói chính xác hơn là người coi quán cho tôi khi thấy tôi bị khách hàng say rượu đốt cháy một cái áo sơ mi của tôi trị giá 500.000 đồng liền lao vào đánh anh ta bằng tay không và trong cơn giận dữ bạn tôi lấy cây hàn (kiếm tự chế cán dài nửa gang tay và lưỡi dài gần 2 gang tay) nhưng chưa chém chỉ hù thôi.
Xin hỏi Luật sư giữa 2 người có hành vi như vậy thì luật pháp sẽ xữ lý và phạt hành chính như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh nhau ?

Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến gọi:1900.6162

Trả lời:

Với hành vi bạn nêu thì khi công an phát hiện sẽ lập biên bản, yêu cầu các bên tường trình và có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người có lỗi.

- Với hành vi đánh người (khách hàng say rượu) của bạn của bạn thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CPnhư sau:

"....2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;"

- Với hành vi sử dụng kiếm tự chế để dọa người khác của bạn của bạn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

"3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:....

....d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;"

- Với hành vi say rượu của người khách hàng và đốt áo của bạn thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

"2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;"

Ngoài ra khách hàng đó sẽ phải bồi thường giá trị chiếc áo cho bạn theo thỏa thuận dân sự.

 

5. Tham gia vào vụ đánh bạn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Chào anh/chị. Em gửi email này để hỏi anh/chị một chuyện như thế này ạ: Em của em, năm nay 16 tuôi. Cách đây ít lâu có cùng tham gia đánh nhau với 1 đám bạn, gọi là đánh hội đồng 1 người. Đã làm cho người này phải nhập viện, theo thông tin thì tỉ lệ thương tật là 31%. Sau đó thì tất cả đám bạn đó, cả em của em đều bị triệu tập điều tra.
Sau khi tra khảo thì bên công an đã xác nhận em của em đấm người đó 1 đấm, và 4 người (được cho là gây thương tích nhiều nhất) đã bị tạm giam. Em của em thì bị phạt án treo. Gia đình các bên không thương lượng được đã chuẩn bị khởi kiện. Vậy em xin hỏi theo như trên thì em của em và 4 người kia sẽ bị phạt như thế nào ạ?
Em xin cảm ơn!
Tham gia vào vụ đánh bạn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Luật sư tư vấn Luật hình sự gọi:1900.6162

Trả lời:

Đối với hành vi đánh người gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134 BLHS như sau:

"Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân."

Do trường hợp của em bạn là đánh hội đồng nên trường hợp này, hành vi tội phạm do những người đồng phạm cùng thực hiện. Theo quy định tại điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 về đồng phạm như sau:

"Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành."

Theo điều 58 Bộ luật hình sự:

"Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó."

 

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: Hành vi ngược đãi thành viên trong gia đình là như thế nào?

Trả lời:

Bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

Câu hỏi: Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng là như thế nào?

Trả lời:

- Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.

- Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi: Quy định về quyền nhân thân trong hôn nhân

Trả lời:

- Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.

- Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.

- Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.


Pháp luật

8 Blog posts

Comments