Bàn về đọc sách

Bàn về đọc sách

Bài soạn bài bàn về đọc sách

I. Đọc - hiểu văn bản

Trả lời câu 1 (trang 6 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Vấn đề nghị luận của văn bản này là việc đọc sách. Tác giả trình bày ba luận điểm chính:

- Luận điểm một (từ đầu đến “phát hiện thế giới mới”): tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách đối với việc tích lũy kiến thức, nâng cao học vấn.

- Luận điểm hai (tiếp theo đến “tự tiêu hao lực lượng”): Khó khăn của việc đọc và những thiên hướng sai lệch người ta thường mắc khi đọc sách.

- Luận điểm ba (phần còn lại): Cách đọc sách đúng đắn để thu được hiệu quả cao nhất.

Trả lời câu 2 (trang 6 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Sách vô cùng quan trọng:

+ Nó ghi chép, đúc kết kinh nghiệm, thành tựu mà con người đạt được.

+ Nó đánh dấu những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.

+ Nó là kho tàng tri thức và giá trị tinh thần mà loài người tích lũy được.

- Sách có tầm quan trọng như vậy, nên đọc sách là con đường để nâng cao học vấn.

Trả lời câu 3 (trang 6 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả, cần phải chọn sách mà đọc vì sách vở ngày càng nhiều, con người dễ bị chạy theo số lượng, đọc nhiều mà không hiểu được  bao nhiêu. Mặt khác, sách nhiều, nếu không chọn lựa kĩ, sẽ bị sa vào các sách ít thông tin, không phù hợp với chuyên môn của người đọc, gây lãng phí thời gian và tiền bạc.

Trả lời câu 4 (trang 7 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

- Bàn về đọc sách trước hết là bàn đến việc lựa chọn sách đọc. Biết lựa chọn sách phù hợp với chuyên môn là bước đầu của việc đọc sách. Khi chọn được sách rồi thì phải đọc thật kĩ.

- Cần đọc sách theo một kế hoạch, một chủ đích chứ không đọc lung tung, đọc tùy hứng, tùy tiện.

Trả lời câu 5 (trang 7 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Văn bản “Bàn về đọc sách” có sức thuyết phục cao bởi lập luận chặt chẽ với ba luận điểm chính thể hiện trong ba phần của bài. Tác giả phân tích thấu tình đạt lí về cách chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả nhất. Sức thuyết phục còn thể hiện ở những so sánh rất chính xác: việc chiếm lĩnh kiến thức giống như đánh trận, việc đọc nhiều sách mà không hiểu giống như ăn nhiều thức ăn không tiêu.


toantoanha9120

25 Blog posts

Comments