Kỳ 2
Bồ Đề Sư Tổ và Trấn Nguyên Đại Tiên sợ ma
Trong cảnh quay các đạo sĩ cung kính bái lạy tiễn Trấn Nguyên Đại Tiên bay về trời, vì quay trên núi nên việc huy động diễn viên quần chúng không được nhiều (đường lên núi thời gian đó chưa có, phải men theo lối mòn ở sườn núi để lên đạo quán), không gian quay cũng không đủ rộng rãi.
Cảnh các đạo sĩ trong Cổ Thành đạo quán cung kính bái lạy Trấn Nguyên đại tiên.
Khi đó, vị đạo trưởng đã yêu cầu các đạo sĩ trong đạo quán tập trung diễn cảnh này cho đoàn phim. Vì vậy khi xem trên phim với cảnh Trấn Nguyên Đại Tiên bay về trời, người xem sẽ thấy đạo sĩ hai bên cung kính bái lạy thì đó đều là các đạo sĩ thực sự của đạo quán Cổ Thường nổi tiếng này.
Dương Khiết cũng đã ngộ ra một điều trong quá trình quay phim, đó là dù là hòa thượng hay đạo sĩ thì họ đều có một vị thần tối cao trong lòng họ, cho dù người khác có không tin vào đạo của họ nhưng cũng không nên xúc phạm hay nhạo báng tín ngưỡng của họ. Nếu ta tôn trọng người khác thì tự nhiên sẽ nhận lại được cách đối đãi tương tự từ người khác, chỉ cần ta cư xử chân thành thì mới mong nhận được thịnh tình từ người khác. Nghệ sĩ Quế Linh và vị đạo trưởng nọ không những đã trở thành những người bạn mà còn nhận được những lời chúc phúc chân thành cũng như sự đối đãi trọng thị mà ông dành cho đoàn phim Tây Du Ký.
Nghệ sĩ Ngô Quế Linh vai Trấn Nguyên Đại Tiên cũng rợn tóc gáy khi ở trong đạo quán.
Có chuyện vui về hai diễn viên chính là nghệ sĩ Quế Linh thể hiện vai Trấn Nguyên Đại Tiên và nghệ sĩ Quan Vân Giới vai Bồ Đề sư tổ. Hai nghệ sĩ được đoàn phim đặc biệt ưu ái khi xếp cho ngủ trên lầu 2 ở điện Tam Thanh, nơi thoáng đãng và dễ chịu hơn hẳn so với ở phòng tiếp khách của đạo quán, nơi các thành viên đoàn phim được phép nghỉ ngơi. Thế nhưng vì là đại điện nên hễ bước ra cửa là đối mặt với tượng thần ở đây.
Buổi tối, khi Quế Linh muốn đi vệ sinh thì gặp vấn đề là ở lầu 2 tất nhiên là không có nhà vệ sinh, mà phải đi mấy chục mét qua cầu thang để xuống nhà tiếp khách mới được. Lối đi lại không có đèn, trời tối ở đây âm u như trong rừng rậm, đến nỗi xòe tay mình ra cũng không đếm được có bao nhiêu ngón. Duy chỉ có trên đại điện là có ánh nến leo lét, thi thoảng còn nghe thấy những tiếng động kỳ lạ.
Ngoài ra còn có cảm giác như có một u linh vô hình động đậy trong bóng đêm đặc quánh ở đây, điều này khiến Quế Linh sợ đến dựng tóc gáy, sởn da gà liền vội trở lại chỗ ngủ và không dám đi vệ sinh nữa.
Nghệ sĩ Quan Văn Giới trong vai Bồ Đề sư tổ cũng ngủ không nổi trong đạo quán Cổ Thành vì quá sợ hãi.
Sang ngày hôm sau thì ông nhất định đòi xuống phòng tiếp khách ngủ chung với mọi người trong đoàn. Đến ngày hôm sau thì đến cả nghệ sĩ Quan Vân Giới vốn tự xưng là to gan không biết sợ là gì cũng phải rời xuống ngủ chung với đoàn phim.
Cây Nhân Sâm tìm thấy trong khu mộ cha đạo diễn Dương Khiết
Trước khi tiến hành quay những cảnh phim trên núi Thanh Thành, Dương Khiết đã yêu cầu cho nghệ sĩ thiết kế mỹ thuật Mã Vận Hồng ở lại dưới núi để tìm địa điểm quay cảnh cây Nhân Sâm.
Cây cối trên núi thường khá dày và tập trung, cũng không được phép chặt phá, vả lại cũng không có khu đất trộng rộng rãi để quay. Việc này không quan trọng địa điểm ở đâu, chỉ cần có là được, nếu có thì chụp lại hình và gửi lên núi cho Dương Khiết xem xét, nếu phù hợp sẽ cho người tiến hành mô phỏng dựng một cây giả thật lớn.
Tạo hình quả Nhân Sâm sử dụng trong phimTây Du Ký.
Vì số lượng quả Nhân Sâm cần khá lớn, đạo diễn Dương đã cho mời nghệ sĩ mỹ thuật Trương Liệt Quân từ Kịch viện Nghệ thuật Nhân dân Tứ Xuyên tới giúp sức. Nhờ có sự nhiệt tình của Liệt Quân, chỉ trong một ngày miệt mài đã tạo ra hàng trăm “quả Nhân Sâm”. Khi đó rất nhiều người tỏ ra phấn khích muốn biết quả Nhân Sâm được làm từ chất liệu gì? Có ăn được không? Thực ra thì loại quả này được làm từ loại khoai lang Tứ Xuyên.
Không lâu sau cũng có tin từ Mã Vận Hồng báo về cho biết đã tìm thấy cây Nhân Sâm, đó chính là cây Ngân Hành của nhân vật lịch sử Trương Tòng đời Hán cho trồng với tuổi đời hơn 1,700 năm, chiều cao 6,3m. Cây “Nhân Sâm” nằm ngay trong Công viên Văn hóa Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Nào ngờ địa điểm đó lại cũng là phần đất có khu mộ phần của cha đẻ đạo diễn Dương Khiết.
Hình tượng cây Nhân Sâm trong Tây Du Ký.
Cây Nhân Sâm – cây Hạnh Nhân hiện tại vẫn nằm trong Công viên Văn Hóa Thành Đô.
Sau khi quay xong các quảnh quay trên núi, cả đoàn kéo nhau xuống núi đến nơi có cây Nhân Sâm trong nội thành Thành Đô để quay những phân cảnh còn lại. Trước khi quay, đạo diễn Dương Khiết đã một mình đến khu mộ liệt sĩ Thập Nhị Kiều trong công viên để viếng thăm phần mộ của cha bà. (Thời kháng chiến, ngày 7/12/1949, phụ thân của Dương Khiết cùng hơn 30 chiến sĩ khác đã hy sinh tại khu Thập Nhị Kiều ở Thành Đô. Sau giải phóng, chính phủ đã cho chôn cất các liệt sĩ và dựng bia liệt sĩ ngay trong công viên).
Mời các bạn đón đọc kỳ 3: Những tháng ngày trong động