Kaizen là một thuật ngữ kinh tế của người Nhật, được ghép bởi từ 改 (“kai”) có nghĩa là thay đổi và từ 善 (“zen”) có nghĩa là tốt hơn, tức là “thay đổi để tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”. Thuật ngữ này trong tiếng Anh là “ongoing improvement”
Kaizen còn có nghĩa là cải tiến liên tục trong đời sống cá nhân, đời sống xã hội và môi trường làm việc. Khi Kaizen được áp dụng vào nơi làm việc có nghĩa là sự cải tiến liên tục liên quan tới tất cả mọi người – ban lãnh đạo cũng như mọi nhân viên”
Tại Nhật Bản, Kaizen đã có lịch sử hơn 50 năm và Toyota là công ty đầu tiên triển khai Kaizen. Sau đó, Kaizen được áp dụng rộng rãi trong mọi công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và hiện nay. Kaizen không chỉ giới hạn trong ngành sản xuất mà còn có thể áp dụng được trong ngành dịch vụ, kinh doanh bán lẻ và thậm chí là một khóa học bất kì nào đó.
Thực hiện Kaizen cũng ít tốn kém hơn đổi mới bởi nó nâng cao chất lượng công việc, ghi nhận sự tham gia của của nhà quản lý cũng như mọi nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm chi phí hoạt động. Đây chính là một điểm hấp dẫn của Kaizen vì nó không đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp hay công nghệ mới. Để thực hiện Kaizen, bạn chỉ cần các kỹ thuật thông thường, đơn giản như 7 công cụ kiểm soát chất lượng (biểu đồ Pareto, nhân quả, tổ chức, kiểm soát, phân tán, các đồ thị và phiếu kiểm tra).
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG KAIZEN
Lợi ích hữu hình:
– Tích luỹ các cải tiến nhỏ trở thành kết quả lớn;
– Giảm các lãnh phí, tăng năng suất.
Lợi ích vô hình:
– Tạo động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến;
– Tạo tinh thần làm việc tập thể, đoàn kết;
– Tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các lãng phí;
– Xây dựng nền văn hoá công ty.
- CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KAIZEN NƠI LÀM VIỆC
Bước 1:Lựa chọn chủ đề
Bước 2 :Tìm hiểu tình trạng hiện tại và xác định mục tiêu
Bước 3 :Phân tích dữ kiệu đã thu thập để xác định nguyên nhân gốc rễ.
Bước 4 :Xác định biện pháp thực hiện dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu.
Bước 5 : Thực hiện biện pháp
Bước 6 :Xác nhận kết quả thực hiện biện pháp
Bước 7 : Xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn để phòng ngừa tái diễn.
Bước 8 : Xem xét các quá trình trên và xác định dự án tiếp theo.
- Các yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động KAIZEN:
- Cam kết của lãnh đạo cao nhất
- Vai trò của cán bộ quản lý và lãnh đạo nhóm
- Nỗ lực tham gia của mọi người
- Các chương trình đào tạo thực hành KAIZEN cơ bản:
- 5S:là viết tắt của 5 từ Nhật Bản là Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu và Shitsuke. Chương trình Kaizen này là trọng tâm khoá học này.
- KSS:Hệ thống khuyến nghị Kaizen nhấn mạnh lợi ích xây dựng tinh thần và sự tham gia tích cực của người lao động thông qua các kích thích về tài chính và kinh tế thường thấy trong các hệ thống kiểu Mỹ.
- QCC:Nhóm chất lượng là một nhóm nhỏ tình nguyện thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng tại nơi làm việc, thực hiện công việc liên tục như một phần trong chương trình kiểm soát chất lượng toàn công ty
- JIT:Đúng thời hạn là một kỹ thuật kiểm soát hàng tồn kho và sản xuất. Đó chính là một phần trong hệ thống sản xuất của TOYOTA chủ yếu nhằm giảm thiểu lãng phí khi sản xuất.
- 7 công cụ thống kê:là các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu làm căn cứ để ra các quyết định, chúng bao gồm: phương pháp thu thập và phân tầng dữ liệu, phiếu kiểm tra, biểu đồ nhân quả, biểu đồ Pareto, biểu đồ phân bố, biểu đồ phân tán, biểu đồ kiểm soát.
- Sự cải tiến liên tục – điểm mấu chốt thành công của phương pháp Kaizen
Bí quyết của việc áp dụng Kaizen vào Toyota đó chính là việc cắt giảm tối đa sự lãng phí trong các khu vực như hàng hóa tồn kho, giảm thời gian lao động và chờ đợi, vận chuyển cùng với sự đi lại của các công nhân nhà máy. Cắt giảm tối đa sự sản xuất dư thừa. và tạo ra nơi làm việc ngăn nắp và khoa học.
Hệ thống quản lý Kaizen giúp Toyota chế tạo ra được những chiếc xe để chuyên chở nội bộ nhà máy và từ các bộ phận trong dây truyền lắp đặt. Từ đó Toyota tiết kiệm được gần 3.000 USD cho việc mua xe chở hàng. Việc áp dụng Kaizen giúp cung cấp nguyên liệu hợp lý tùy thuộc vào khối lượng được tiêu thụ, giảm thiểu công việc trong quy trình và sự sắp xếp hàng hóa tồn kho.
Do vậy, công nhân chỉ phải dự trữ một khối lượng nhỏ cho mỗi sản phẩm và thường xuyên bổ sung chúng dựa trên những gì mà khách hàng thật sự lấy đi. Điều này giảm thao tác thừa của công nhân, máy móc thiết bị giúp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng công việc, giảm giá thành sản phẩm.
Đề xuất ý tưởng cải tiến là một quá trình tự học hỏi và nâng cao kỹ năng làm việc của nhân viên, giúp họ nâng cao ý thức và phát triển bản thân cũng như tập thể.Bởi vậy, nhân viên cảm thấy hứng thú hơn trong công việc, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tất cả những điều đó, càng tạo thêm động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến, tạo tinh thần làm việc tập thể, đoàn kết và tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các lãng phí.
LỜI KẾT
Việc thành công của hệ thống Kaizen giúp cho doanh nghiệp luôn luôn được cải tiến và phát triển hơn. Triết lý này được áp dụng và làm thay đổi hoạt động của công ty theo hướng có lợi và tốt hơn. Chính vì thế nếu doanh nghiệp của bạn muốn áp dụng hệ thống Kaizen cho Doanh nghiệp của mình thì hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi liên tục tổ chức các khóa đào tạo thực hành Kaizen để giúp Doanh nghiệp bạn nhận thức và hiểu được Kaizen đồng thời áp dụng chúng một cách tốt nhất giúp cải tiến và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm cũng như giảm thiểu chi phí cho Doanh Nghiệp của bạn.