Kiểm tra tổng quan máy biến áp
Trước khi biết cách đo biến áp và cách kiểm tra biến áp sống hay chết, bạn có thể kiểm tra máy biến áp bằng các phương pháp sau.
Kiểm tra trực quan máy biến áp
Có một số lỗi gây ra các biến dạng vật lý ở bên ngoài của máy biến áp. Vậy nên, bạn có thể dễ dàng nhận biết các lỗi này bằng việc quan sát máy. Máy quá nóng sẽ khiến đường dây bên trong phải hoạt động ở nhiệt độ cao, dễ khiến máy bị hỏng.
Nếu vở ngoài của máy sẽ bị phồng lên hoặc có dấu hiệu bị cháy. Thì máy biến áp có thể đã bị hỏng nặng hoặc chết. Lúc này, bạn không cần tiến hành kiểm tra đo lường cho máy. Thay vào đấy, bạn nên mua một chiếc máy biến áp mới.
Xác định các đầu vào và đầu ra của máy biến áp
Để kiểm tra máy biến áp, bạn cần xác định được đầu ra và đầu vào của thiết bị này. Dòng điện vào sẽ ở mạch điện nối vào cuộn sơ cấp của máy. Còn mạch điện nhận điện từ máy biến áp sẽ được nối với cuộn thứ cấp hoặc đầu ra của máy. Điện áp cấp vào cuộn dây của máy sẽ được ghi chú trên cả máy biến áp và sơ đồ mạch điện.
Xác định cách đi dây của máy biến áp
Đây là một trong những bước quan trọng trong cách kiểm tra biến áp sống hay chết. Trên máy biến áp sẽ có đánh dấu cách đi dây điện. Để dễ dàng biết cách đi dây hơn, bạn quan sát sơ đồ mạch điện của máy biến áp. Sơ đồ này được cung cấp trong thông tin sản phẩm hoặc trên trang web của nhà sản xuất.
Xác định vị trí bộ lọc đầu ra
Thông thường, người ta gắn tụ điện và điốt vào cuộn dây thứ cấp để chuyển dòng điện xoay chiều thành một chiều. Thông tin này không được ghi chú trên máy biến áp. Bạn phải xem thông tin này ở sơ đồ mạch điện của máy. Quan sát sơ đồ mạch điện, xác định máy biến áp là xoay chiều hay một chiều tại các vị trí có dán nhãn điện áp.
Xem thêm: Hướng dẫn đo điện trở cách điện máy biến áp chính xác
Cách kiểm tra biến áp sống hay chết
Có nhiều cách kiểm tra biến áp còn sống hay chết. Cách đơn giản và hiệu quả nhất chính là cách kiểm tra biến áp xung sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng.
Chuẩn bị trước khi kiểm tra biến áp
Để thực hiện cách đo biến áp sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng điện tử, bạn cần chuẩn bị những điều sau:
Tắt nguồn điện ở máy biến áp.
Tháo vỏ máy để có thể kiểm tra bên trong thiết bị.
Chuẩn bị sẵn đồng hồ vạn năng có chức năng đo dòng điện, điện áp xoay chiều và điện áp một chiều.
Kiểm tra cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp
Đầu tiên, bạn kiểm tra cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp xem chúng có bị ngắn mạch không. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Kết nối đồng hồ vạn năng với đầu máy biến áp. Chọn chức năng đo điện áp để kiểm tra cuộn dây sơ cấp có bị ngắn mạch hay không.
Bước 2: Đọc kết quả, nếu đồng hồ vạn năng hiển thị số liệu thì cuộn dây sơ cấp vẫn hoạt động tốt. Nếu không có kết quả, cuộn dây có thể bị ngắn mạch, bị hỏng.
Bước 3: Tiến hành kiểm tra tương tự với cuộn dây thứ cấp.
Kiểm tra đầu vào của máy biến áp
Cách kiểm tra đầu vào của máy biến áp như sau:
Bước 1: Cấp lại nguồn điện cho thiết bị. Dùng chức năng đo dòng điện xoay chiều của đồng hồ vạn năng để kiểm tra cuộn dây sơ cấp. Nếu kết quả đo dưới 80% mức điện áp của máy, thì khả năng cao là máy bị hỏng ở cuộn dây sơ cấp hoặc hỏng ở mạch điện cung cấp cho cuộn sơ cấp.
Bước 2: Tách biến áp ra khỏi mạch điện đầu vào. Sau đó, tiến hành đo mạch điện đầu vào bằng đồng hồ vạn năng. Nếu kết quả đạt tới giá trị dự kiến thì cuộn dây sơ cấp bị hỏng. Nếu kết quả không đạt đến giá trị dự kiến thì mạch điện bị lỗi, máy biến áp không bị hỏng.
Kiểm tra điện áp thứ cấp ở đầu ra của máy biến áp
Đây là thao tác cần thiết trong cách đo biến áp sống hay chết. Bạn thực hiện đo điện áp ở cuộn dây thứ cấp tại đầu ra của máy.
Nếu là biến áp xoay chiều, chọn chế độ đo điện áp xoay chiều dòng AC của đồng hồ vạn năng.
Nếu là biến áp một chiều, chọn chế độ đo điện áp DC.
Trong trường hợp cuộn thứ cấp không có điện áp, nghĩa là bộ chuyển đổi thành dòng xoay chiều đã bị hỏng. Bạn thực hiện kiểm tra lại bộ lọc và bộ chuyển đổi. Nếu hai bộ phận này có vấn đề thì máy biến áp cũng bị hỏng.
Để hỗ trợ công việc đo và kiểm tra biến áp, bạn có thể dùng các mẫu đồng hồ vạn năng hỗ trợ đo điện áp như: đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009, Kyoritsu 1021R, Kyoritsu 1109S,... để việc đo lường và kiểm tra thêm thuận lợi và hiệu quả.
Các sự cố thường gặp của máy biến áp
Bên cạnh việc hướng dẫn cách kiểm tra cũng như cách đo biến áp sống hay chết, bài viết còn đề cập đến các sự cố thường gặp của máy biến áp. Dưới đây là những sự cố máy biến áp dễ xảy ra, mời bạn đọc tham khảo.
Sự cố ngắn mạch giữa các pha trong máy biến áp ba pha
Sự cố này xảy ra khi mạch điện giữa các pha của máy biến áp bị ngắn không đều nhau. Điều này khiến dòng điện gặp vấn đề khi lưu thông. Trường hợp này ít khi xảy ra, nhưng một khi xuất hiện sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn máy một pha rất nhiều.
Sự cố ngắn mạch ở máy biến áp một pha
Đây là một trong những sự cố thường gặp của máy biến áp. Giống như ở máy ba pha, sự cố này khiến dòng điện bị cản trở, gây khó khăn trong việc truyền tải và phân phối điện. Nếu không được sửa chữa kịp thời, sự cố ngắn mạch sẽ gây hỏng toàn bộ máy. Với sự cố này, bạn có thể dùng cách kiểm tra biến áp sống hay chết để phát hiện sớm và nhanh chóng sửa chữa.
Ngoài ra, còn xảy ra tình huống mạch của các vòng dây trong cùng một pha bị chênh nhau. Sự cố này cũng khiến máy biến áp không hoạt động ổn định, cần sớm tìm cách khắc phục.
Sự cố dòng điện từ hóa tăng vọt khi đóng máy biến áp không tải
Tình trạng này xảy ra khi máy biến áp không tải bị đóng lại, khiến dòng điện hỗn loạn. Nếu sự cố xuất hiện thì bạn cần mở máy lên để đưa dòng điện về trạng thái bình thường. Tránh để sự cố kéo dài gây hỏng máy.
Những sự cố thường gặp của máy biến áp trên là những sự cố kỹ thuật bên trong thiết bị. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý đến các yếu tố bên ngoài tác động đến máy như: dòng điện tăng cao liên tục do mạch ngắn, điện áp bị quá tải, mức dầu bị hạ đột ngột,... Những sự cố máy biến áp này cần được kiểm tra kỹ càng và sửa chữa kịp thời. Tránh để lâu gây hỏng máy biến áp, ảnh hưởng đến hệ thống điện.
Có thể bạn quan tâm: Cách đo dòng rò bằng đồng hồ vạn năng chi tiết từ A-Z
Cách khắc phục các sự cố của máy biến áp
Ở trên, chúng ta đã được biết cách kiểm tra biến áp sống hay chết, những sự cố thường gặp của máy biến áp. Ở phần tiếp theo, Kyoritsuvietnam.net xin hướng dẫn cách khắc phục các sự cố của máy biến áp.
Bảo vệ cầu chì của máy biến áp
Cầu chì có vai trò là người bảo vệ của máy biến áp. Bộ phận này sẽ tự động ngắt dòng điện khi xuất hiện tình trạng dòng điện quá tải hoặc chịu áp lực lớn. Vậy nên, bạn cần kiểm tra thật kỹ cầu chì của máy. Nếu phát hiện sự cố tại cầu chì nên lập tức sửa chữa và thay mới.
Dùng rơle quá dòng điện
Đây cũng là một cách khắc phục sự cố máy biến áp hiệu quả. Người ta dùng rơle quá dòng cho các máy biến áp có công suất lớn khoảng 1000 KVA đến 2000 KVA. Mục đích là hạn chế tình trạng quá tải của dòng điện khi lượng điện đột ngột tăng cao. Biện pháp này được đánh giá cao hơn so với việc bảo vệ cầu chì ở các máy biến áp nhỏ.
Dùng bảo vệ so lệch dọc
Bảo vệ so lệch dọc có tác dụng chống ngắn mạch giữa các cuộn dây của máy biến áp. Tranh gây ra sự cản trở lưu thông của dòng điện. Biện pháp này chỉ dùng được cho các máy biến áp có công suất lớn, được lắp ở lưới điện cao áp. Các máy biến áp cỡ vừa và nhỏ không sử dụng được cách này.
Bảo vệ chống chạm đất cuộn dây máy biến áp
Phương pháp này chỉ dùng được cho máy biến áp trung tính nối đất. Có tác dụng hạn chế tình trạng hỏng hóc của thiết bị khi tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Với cách này, bạn cần trang bị cho máy biến áp theo yêu cầu kỹ thuật của kỹ sư điện.
Bên cạnh những cách khắc phục sự cố của máy biến áp trên, còn có các biện pháp khác như: bảo vệ máy biến áp tự ngẫu, bảo vệ quá nhiệt cuộn dây,... Mỗi một loại máy có những yêu cầu kỹ thuật khác nhau, nên bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện các biện pháp bảo vệ máy.
Bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách kiểm tra biến áp sống hay chết, cách khắc phục các sự cố của máy biến áp. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ và vận hành máy biến áp hiệu quả.
Nếu bạn có nhu cầu mua hoặc cần được tư vấn về các vấn đề liên quan đến máy đo và kiểm tra điện, vui lòng liên hệ với Kyoritsuvietnam.net Hotline: 0902148147 - 0979244335 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé!