THẾ GIỚI KIM CƯƠNG THIÊN NHIÊN
TRANG SỨC
BẢNG GIÁ KIM CƯƠNG
Vượt trên tất thảy những loại đá quý khác, ai đã bước chân vào thế giới kim cương sẽ chẳng thể cưỡng lại sức hấp dẫn trước vẻ đẹp lấp lánh và huyền bí của chúng. Nhưng lựa chọn kim cương và trang sức kim cương không phải điều dễ dàng, nhất là khi trên thị trường đã xuất hiện vô số những sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng. Vì vậy, bạn cần trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về thế giới kim cương, phân biệt được kim cương thiên nhiên, kim cương nhân tạo cũng như các loại đá giả kim cương trước khi bước vào thế giới kim cương đa dạng và yên tâm mua sắm những món trang sức cao cấp và chất lượng nhất.
Trong thế giới kim cương tự nhiên, kim cương xuất hiện dưới dạng những khối kim cương thô, được tạo thành từ 99,95% tinh thể carbon dưới điều kiện nhiệt độ và áp lực cao ở sâu dưới lòng đất hàng triệu năm. Khối lượng riêng của kim cương tự nhiên dao động ở mức 3.51g/cm3. Theo thang đo độ cứng Mohs, độ cứng của kim cương tự nhiên là 10, đây là con số tuyệt đối không có loại đá quý nào có thể vượt qua được. Chúng được con người khai thác, cắt gọt và mài dũa tỉ mỉ để trở thành những viên kim cương thiên nhiên với nhiều hình dáng khác nhau, đồng thời tối ưu ánh sáng và lửa (độ rực rỡ) của viên kim cương.
Kim Cương Nhân Tạo có phải là kim cương thật không?
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, thế giới kim cương đã chào đón thêm một thành viên mới - kim cương sản xuất trong phòng thí nghiệm bằng cách giả lập các điều kiện tự nhiên nhiệt độ và áp suất cực cao, tuy nhiên thời gian chỉ tính bằng tháng so với hàng triệu năm như kim cương thiên nhiên. Chúng thường được biết tới với cái tên “kim cương nhân tạo”. Kim cương nhân tạo cũng có thành phần chính là carbon, trọng lượng riêng khoảng 3,52, chiết suất khoảng 2,417, các tính chất lý tương đồng hoàn hảo với kim cương tự nhiên. Do đó Kim cương nhân tạo được chấp nhận là một loại trong thế giới kim cương thật. Tuy thế, những khách hàng sành thưởng thức vẫn ưa chuộng kim cương thiên nhiên hơn vì chúng là kết tinh của trời đất qua hàng triệu năm, do đó sẽ hội tụ nhiều yếu tố phong thủy và may mắn cho người sở hữu.

Phân biệt Kim Cương Thiên Nhiên thật và các loại đá giả kim cương
Ngoài kim cương nhân tạo, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đá giả kim cương với ngoại hình tương tự và mức giá thấp hơn nhiều lần ra đời để đáp ứng các tập khách hàng có ngân sách thấp. Mặc dù nhìn qua mắt thường khá giống nhau nhưng giữa kim cương thiên nhiên thật và những viên đá giả kim cương vẫn có những điểm khác biệt lớn để bạn dễ dàng phân biệt chúng.
Độ cứng

So sánh độ cứng của Kim Cương và Đá CZ
Độ cứng có lẽ là đặc điểm dễ kiểm chứng nhất để phân biệt kim cương thiên nhiên và đá giả kim cương. Kim cương thiên nhiên đứng đầu trong thang độ cứng Mohs với xếp hạng 10, nghĩa là nó có khả năng chống xước cao, khó nứt vỡ và chỉ có thể bị cắt bằng các viên kim cương thiên nhiên khác. Trong khi đó đá giả kim cương không có được độ cứng tốt như vậy. Chúng có thể dễ dàng bị xước, nứt, vỡ do tác động từ bên ngoài.
Độ rực rỡ và lấp lánh

So sánh độ rực rỡ của Kim Cương và Đá CZ
Kim cương thiên nhiên thật sở hữu chỉ số khúc xạ cao (2,417 - 2,419) và độ tán sắc là 0,44, điều này kết hợp với chất lượng cắt mài tạo nên độ rực rỡ và lấp lánh đặc biệt như bạn thường thấy ở các viên kim cương thật.
Trong khi đó, các chất cấu tạo nên đá giả kim cương có chỉ số khúc xạ và độ tán sắc khác với kim cương, nên có ‘profile' ánh sáng rất khác biệt. Ví dụ Moissanite có chỉ số khúc xạ là 2,65 – 2,69, nghĩa là lớn hơn kim cương thật do đó thường tạo ra ánh sáng có màu sắc ‘tạp' hơn so với kim cương thật. Người quan sát có kinh nghiệm, kết hợp cùng kính hiển vi từ 10x, sẽ dễ dàng phân biệt được yếu tố này.
Màu sắc và dạng cắt của kim cương thiên nhiên

So sánh màu sắc, dạng cắt của Kim Cương và Đá CZ
Hầu hết những viên kim cương bạn thường thấy là những viên đá trong suốt không màu. Tuy vậy, thế giới kim cương cũng có thể mang nhiều màu sắc khác nhau do những tạp chất khác lẫn vào trong cấu trúc carbon của kim cương trong quá trình hình thành. Kim cương màu được gọi là Fancy color, chúng cực kỳ hiếm gặp trong tự nhiên và có đủ mọi màu sắc đa dạng. Đỏ, xanh lá, tím, cam là những màu hiếm nhất, sau đó là hồng và xanh dương. Kim cương vàng và nâu là hai loại kim cương Fancy color phổ biến nhất và nhìn chung có mức giá rẻ hơn.
Kim cương trong suốt được đánh giá màu sắc trên thang D (không màu) - Z (màu vàng), càng trong suốt càng có giá trị. Nhưng đối với kim cương màu thì ngược lại, màu càng đậm giá của chúng càng cao.
xem thêm: Kim cương